Vai trò & tầm quan trọng của đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhiều Doanh nghiệp Việt đang từng bước tiến hành đưa các sản phẩm/dịch vụ của mình ra các nước để tiến hành công việc kinh doanh.Ngoài hoàn thiện quy trình bán hàng, chất lượng sản phẩm…một trong những công việc không thể thiếu là hoàn thiện quy trình pháp lý tại nước sở tại, trong đó có việc đăng ký nhãn hiệu.
Về nguyên tắc, đăng ký nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, tức đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ tại Việt Nam không đồng nghĩa với việc được bảo hộ tại Quốc tế. Mỗi pháp luật của từng quốc gia có những giới hạn khác nhau cho việc bảo hộ nhãn hiệu khi đăng ký hoặc được thừa nhận tại quốc gia đó.
Các cách thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Lựa chọn quốc gia đăng ký là công việc đầu tiên cần phải thực hiện. Đối với việc lưạ chọn quốc gia còn dễ dàng trong việc lựa chọn hình thức đăng ký, quy trình đăng ký và phí. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài có các phương án sau đây:
Phương án 1:
Đăng ký trực tiếp tại quốc gia có nhu cầu bảo hộ.
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ khác nhau. Vì vậy, người nộp đơn muốn được bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì sẽ thực hiện lên Cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu theo quy định pháp luật tại quốc gia đó.
Phương án 2:
Đăng ký qua hệ thống Madrid.
Cập nhật mới nhất ngày 15/01/2019 bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Trong đó:
Nghị định thư Madrid: 103 thành viên. Thoả ước madrid: 55 thành viên
Việt Nam là thành viên của Nghị định thư Madrid, đồng thời là thành viên của Thỏa ước Madrid. Vì vậy, có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư này.
Phương án 3:
Đăng ký khu vực.
Ở một số vùng, lãnh thổ, khu vực nhất định có mối liên hệ về một trong các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; vì vậy, họ thường thành lập một hội, liên minh với nhau để thực thi thống nhất về sở hữu trí tuệ và sẽ có quy định pháp luật chung về sở hữu trí tuệ được thiết lập và thực thi bởi các nước thành viên đó. Ví dụ: Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất UAE; Liên minh châu Âu (EU); …
Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Có một số lưu ý để Doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề đăng ký nhãn hiệu khi đem sản phẩm/dịch vụ ra nước ngoài, việc xem xét này đem lại hiệu quả lớn, đánh đúng vào kế hoạch phát triển cũng như thành công cho các sản phẩm. Cụ thể:
- Chiến lược giá của sản phẩm dịch vụ: Bị ảnh hưởng bởi mức độ công nhận/ hay đánh giá thương hiệu cuả người tiêu dùng tại thị trường mà Doanh nghiệp hướng tới, mức độ cạnh tranh của thương hiệu đối với các sản phẩm cùng loại;
- Chiến lược sản phẩm: điều chỉnh bao bì, nhãn mác cho phù hợp với thị trường mà Doanh nghiệp dự định kinh doanh, hiểu được nhu cầu người dùng và tạo tiền đề cho kế hoạch kinh doanh được tốt hơn;
- Chiến lược đại lý, đối tác: liên quan đến các hoạt động nhượng quyền, đóng gói, phân phối bởi các đại lý. Thực tế các Doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài và bị đối tác, đại lý đăng ký tại nước đó rất nhiều dẫn đến việc không được kinh doanh các sản phẩm dưới tên nhãn hiệu đó hoặc phải thực hiện các thủ tục khởi kiện tốn kém chi phí;
- Chiến lược tiếp thị: đưa hình ảnh của công ty phát triển trong thị trường mới.
- Nâng cao vị thế tại các thị trường nước ngoài: ngăn không cho các công ty bắt chước hoặc sao chép, đồng thời được pháp luật của nước sở tại bảo vệ khi Doanh nghiệp đã đăng ký và được bảo hộ
- Tin rằng: Nhãn hiệu được bảo hộ toàn cầu, nhiều Doanh nghiệp tin rằng nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới. Thực tế, quyền Sở hữu trí tuệ chỉ mang tính lãnh thổ các cơ quan SHTT chỉ cấp phép bảo hộ khi Doanh nghiệp đó đăng ký tại quốc gia của mình. Duy nhất đối với lĩnh vực quyền tác giả mới được bảo hộ rộng rãi trên nhiều quốc gia và bảo hộ tự động.
- Thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu không giống nhau. Các quốc gia có một hệ thống quy định riêng về việc đăng ký SHTT, vì vậy cần cân nhắc thông qua các đơn vị tư vấn trước khi tiến hành nộp đơn.
- Không tiến hành tra cứu nhãn hiệu đó đã được bảo hộ tại quốc gia mình cần đăng ký hay chưa? Việc sử dụngn một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại quốc gia đó là hành vi vi phạm quyền SHTT và dẫn đến các hệ quả: tốn kém chi phí đăng ký; tốn kém thời gian, tốn kém chi phí Marketing, chi phí bao bì, chi phí nhân sự…. và còn có thể phải bồi thường thiệt hại khi bị chủ sở hữu khởi kiện ra Toà.
- Không sử dụng hệ thống bảo hộ theo khu vực hoặc theo quốc tế: Có các hình thức đăng ký theo khu vực hoặc theo hệ thống của các cơ quan quốc tế, việc đăng ký này sẽ phù hợp khi Doanh nghiệp nộp tại nhiều quốc gia.
- Sử dụng nhãn hiệu không phù hơp với thị trường liên quan: Ý nghĩa của nhãn hiệu, nội dung hàm chứa, thông điệp nhãn hiệu…không phù hợp và mang tính tiêu cực tại quốc gia sở tại cũng làm cản trở việc phát triển của Doanh nghiệp
Ở hầu hết các quốc gia, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Doanh nghiệp phải cung cấp nhóm sản phẩm/dịch vụ mà mình cần đăng ký theo bảng phân loại hàng hoá quốc tế. Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký cho tất cả các nhóm sản phẩm/dịch vụ mà Doanh nghiệp muốn bảo hộ tại nước ngoài.
Tại NaciLaw, chúng tôi có dịch vụ phân loại nhóm hoàn toàn miễn phí.
- Tìm kiếm tại các cơ quan SHTT của quốc gia đó;
- Thông qua đại diện/ luật sư về SHTT;
- Thông qua hệ thống wipo.
Có. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ pháp lý như sau:
- Sản phẩm và quy trình sáng tạo, có thể đăng ký dưới dạng Sáng chế;
- Kiểu dáng bao bì có thể đăng ký dưới dạng Kiểu dáng công nghiệp;
- Mạch bố trí được bảo hộ theo thiết kế bố trí, hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
- Chỉ dẫn hàng hoá có chất lượng hay có danh tiếng có thể bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý;
- Các loại hình: sách, tác phâm âm nhạc, phần mềm; website…được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả và quyền liên quan….
Báo giá
Tuỳ thuộc vào số lương quốc gia đăng ký mà có hình thức đăng ký và chi phí phù hợp. Bạn có thể gửi cho NaciLaw các quốc gia, số nhãn hiệu đăng ký và các sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký để NaciLaw hỗ trợ báo giá.
Liên hệ chúng tôi