ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
Mục lục
- 1 CÁC PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- 2 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- 3 CÁC CHI PHÍ CƠ BẢN
- 4 HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- 5 NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
- 6 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
- 7 ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA SHTT CỦA NACI LAW SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- 8 NHỮNG LỢI ÍCH KHI NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ THÔNG QUA NACI LAW
- 9 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG TẠI NACI LAW
- 10 NHỮNG PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG
Đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhiều Doanh nghiệp Việt đang từng bước tiến hành đưa các sản phẩm/ dịch vụ của mình ra các nước để tiến hành công việc kinh doanh. Ngoài hoàn thiện quy trình bán hàng, chất lượng sản phẩm…một trong những công việc không thể thiếu là hoàn thiện quy trình pháp lý tại nước sở tại, trong đó có việc đăng ký nhãn hiệu.
Về nguyên tắc, đăng ký nhãn hiệu mang tính lãnh thổ, tức đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ tại Việt Nam không đồng nghĩa với việc được bảo hộ tại Quốc tế. Mỗi pháp luật của từng quốc gia có những giới hạn khác nhau cho việc bảo hộ nhãn hiệu khi đăng ký hoặc được thừa nhận tại quốc gia đó.
NaciLaw
CÁC PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
Lựa chọn quốc gia đăng ký là công việc đầu tiên cần phải thực hiện. Đối với việc lưạ chọn quốc gia còn dễ dàng trong việc lựa chọn hình thức đăng ký, quy trình đăng ký và phí.
1
Lựa chọn 1: Đăng ký trực tiếp tại quốc gia có nhu cầu bảo hộ.
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật quy định về sở hữu trí tuệ khác nhau. Vì vậy, người nộp đơn muốn được bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì sẽ thực hiện lên Cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu theo quy định pháp luật tại quốc gia đó.
Trường hợp này áp dụng đối với các Doanh nghiệp bảo hộ nhãn hiệu tại 1 hoặc số ít quốc gia để giảm thiểu tối đa các chi phí, đồng thời việc theo dõi cũng dễ dàng hơn.
2
Lựa chọn 2: Đăng ký qua hệ thống Madrid.
Cập nhật mới nhất ngày 15/01/2019 bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Trong đó:
Nghị định thư Madrid: 103 thành viên. Thoả ước madrid: 55 thành viên
Việt Nam là thành viên của Nghị định thư Madrid, đồng thời là thành viên của Thỏa ước Madrid. Vì vậy, có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư này.
Trường hợp này áp dụng dành cho các Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ cho nhiều Quốc gia cùng một thời điểm. Việc này sẽ tiết kiệm tối đa nhất cho Doanh nghiệp về chi phí và theo dõi hồ sơ cùng 1 cơ quan cấp phép.
3
Lựa chọn 3: Đăng ký khu vực.
Ở một số vùng, lãnh thổ, khu vực nhất định có mối liên hệ về một trong các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; vì vậy, họ thường thành lập một hội, liên minh với nhau để thực thi thống nhất về sở hữu trí tuệ và sẽ có quy định pháp luật chung về sở hữu trí tuệ được thiết lập và thực thi bởi các nước thành viên đó. Ví dụ: Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất UAE; Liên minh châu Âu (EU); …
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
Dù thực hiện nộp đơn đăng ký theo lựa chọn nào được liệt kê ở trên, thì một đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ cùng trải qua một quy trình thẩm định đơn chung từ Cơ quan nhãn hiệu của từng quốc gia. Cụ thể:
01
Thẩm định hình thức
Trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nộp đơn dựa trên quy định của pháp luật quốc gia, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định hình thức để kiểm tra về mặt hình thức của đơn và các tài liệu được nộp theo đơn đã hợp lệ hay chưa. Các thông tin được xem xét về mặt hình thức bao gồm: mẫu nhãn hiệu, phần mô tả nhãn hiệu, thông tin người nộp đơn, thông tin về việc phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ.
02
Công bố
Trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nhãn hiệu được hợp lệ về mặt hình thức, nhãn hiệu đó được công bố công khai tại Công báo sỡ hữu công nghiệp của quốc gia. Mục đích của việc công bố đơn giúp người nộp đơn có thể kiểm tra lại thông tin đăng ký và (các) bên thứ ba có ý kiến trong trường hợp nhận thấy việc nộp đơn là sai quy định.
03
Thẩm định nội dung
Trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày nhãn hiệu được công bố, nhãn hiệu đó được xem xét về mặt nội dung để kiểm tra các điều kiện bảo hộ theo quy định của quốc gia. Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện bảo hộ, nhãn hiệu sẽ nhận được thông báo về việc cấp văn bằng. Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng được điều kiện bảo hộ, nhãn hiệu sẽ nhận được thông báo kết quả thẩm định từ chối, trong một khoảng thời gian theo quy định của pháp luật quốc gia, người nộp đơn có quyền gửi ý kiến của mình để Cơ quan Sở hữu quốc gia đó xem xét.
CÁC CHI PHÍ CƠ BẢN
Theo quy định, trường hợp chủ đơn là người nước ngoài nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phải thông qua một Công ty có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp được quốc gia đó ghi nhận. Vì vậy, thông thường một đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại nước ngoài theo cả ba lựa chọn nêu trên đều đóng hai loại phí cơ bản.
- Phí văn phòng (phí nhà nước): là phí được trả cho Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia.
- Phí Luật sư (phí dịch vụ): là phí được trả cho Luật sư về việc tư vấn, nộp đơn, theo dõi đơn, thông báo và bàn giao kết quả.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- Mẫu nhãn hiệu nộp đơn;
- Sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu nộp đơn;
- Thông tin người nộp đơn;
- Thông tin về việc sử dụng nhãn hiệu và các tài liệu chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu đó (theo quy định riêng của từng quốc gia).
NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP
- Khó quản lý đơn: đơn đăng ký được nộp bởi người nộp đơn sẽ rất khó quản lý do các rào cản về ngôn ngữ và cách thức nộp đơn, chủ đơn khó khăn trong việc nhận các thông báo bằng văn bản hoặc kiểm soát về tiến độ đăng ký.
- Đơn đăng ký bị kéo dài thời gian: Cơ quan Sở hữu trí tuệ rất khó để trao đổi và thông tin liên quan đến đơn đăng ký trong trường hợp cần làm rõ. Dẫn tới họ sẽ phải ban hành các thông báo bằng văn bản, dẫn tới thời gian đăng ký bị kéo dài.
- Khả năng bảo hộ thành công không cao: đơn đăng ký được nộp bởi người nộp đơn sẽ không được tư vấn, tra cứu và kiểm soát rủi ro về việc đánh giá khả năng bảo hộ thành công tại nước ngoài, vì vậy đơn đăng ký nhãn hiệu thường có kết quả không cao.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Naci Law cam kết bảo mật dữ liệu của Quý Khách & tư vấn chi tiết, nhiệt tình nhất
ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA SHTT CỦA NACI LAW SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
- Đại diện Sở hữu Công nghiệp chị Lê Ngọc Anh có kinh nghiệm 25 năm công tác tại VCCI – Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm hơn 10 năm, từng thực hiện cho các công ty điển hình như: Viettel; Shinhanbank; Becamex Bình Dương; Đại học Bách Khoa; Đại học Phương Đông; Ancarat;…
- Kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia tại Nacilaw không chỉ trong chuyên môn nghiên cứu mà nằm ở cả những kỹ năng tìm hiểu nhu cầu, phân tích thương hiệu chuyên sâu cho các công Doanh nghiệp;
- NaciLaw có hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn Sở hữu trí tuệ, và là đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục SHTT cấp phép (CV: 1113 QĐ – SHTT) có đầy đủ năng lực và chịu trách nhiệm cho thương hiệu của Doanh nghiệp.