XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN
Mục lục
- 1 CÁC DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HÀNH VI XÂM PHẠM
- 2 QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN
- 3 CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ CỤ THỂ
- 4 HỒ SƠ TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
- 5 NHẬN DIỆN HÀNH VI XÂM PHẠM & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- 6 CÂU CHUYỆN THỰC TIỄN
- 7 CƠ SỞ PHÁP LÝ & CƠ QUAN XỬ LÝ
- 8 LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN NHÃN HIỆU TẠI NACI LAW
- 9 ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ TẠI NACI LAW – ĐẠI DIỆN CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- 10 CHI PHÍ DỊCH VỤ TẠI NACI LAW
CÁC DẤU HIỆU NHẬN DIỆN HÀNH VI XÂM PHẠM
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, một hành vi được xác định là hành vi xâm phạm nhãn hiệu khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam, theo đó: hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN
01
Đánh giá dấu hiệu vi phạm
Mục đích của việc đánh giá nhằm xác định có, hay không có hành vi vi phạm xảy ra, qua đó đưa ra được phương án và quy trình xử lý vi phạm phù hợp. Sau khi đánh giá được các dấu hiệu cụ thể của vụ việc, Naci Law sẽ gửi tới Bạn một quy trình cụ thể cho từng vụ việc cụ thể.
02
Tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ
Tuỳ thuộc vào tính chất vụ việc và mức độ của dấu hiệu xâm phạm cụ thể mà Chủ sở hữu hoặc đại diện Sở hữu công nghiệp được Chủ sở hữu uỷ quyền có thể tiến hành các hoạt động Giám định của các Tổ chức có chức năng giám định sở hữu công nghiệp hoặc ghi nhận hoạt động pháp lý của các đơn vị Thừa phát lại để xác định dấu hiệu vi phạm.
03
Những biện pháp khuyến cáo
Chủ sở hữu hoặc đại diện Sở hữu công nghiệp được Chủ sở hữu uỷ quyền có thể tiến hành gửi thư khuyến cáo đến đối tượng vi phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình nhằm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.
Lưu ý:
- Thư khuyến cáo cần được nêu đúng và đầy đủ căn cứ pháp lý đối với việc vi phạm;
- Các biện pháp xử phạt trong trường hợp không thực hiện dừng hành vi vi phạm;
- Các văn bản cam kết không tiến hành tiếp tục sử dụng tên nhãn hiệu làm dấu hiệu gây nhầm lẫn;
- Gửi bằng các phương tiện khác nhau, tiến hành thương lượng, hoà giải để đạt được mục đích sớm mà không cần sử dụng các biện pháp tiếp theo.
Kết hợp với việc thực hiện thủ tục phản đối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ: Chủ sở hữu hoặc đại diện Sở hữu công nghiệp được Chủ sở hữu uỷ quyền có thể thực hiện văn bản phản đối cấp Giấy chứng nhận đến Cục Sở hữu trí tuệ khi nhận thấy bên vi phạm thực hiện hành vi nộp đơn đăng ký có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình.
04
Tiến hành yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
Trong trường hợp sau khi thông báo về vi phạm nhưng dấu hiệu vi phạm không chấp dứt, Chủ sở hữu hoặc phía Đại diện Sở hữu công nghiệp được Chủ sở hữu uỷ quyền có thể thực hiện thêm các hình thức xử lý khác như: đề nghị Toà án, Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, Quản lý thị trường tiến hành xử lý.
CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ CỤ THỂ
HỒ SƠ TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP
Giấy chứng nhận nhãn hiệu còn hiệu lực được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ;
Thông tin của bên nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
Thông tin cụ thể về việc xâm phạm;
Naci law
NHẬN DIỆN HÀNH VI XÂM PHẠM & ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Luật sư tại Naci Law sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn, từ đó giúp bạn xác định hành vi xâm phạm và đề xuất các giải pháp phù hợp
Naci law
CÂU CHUYỆN THỰC TIỄN
Mỗi ngày NaciLaw nhận được khá nhiều các đề nghị về việc thực hiện sử lý vi phạm đối với nhãn hiệu, nhìn chung đều có các khía cạnh giống nhau:
- Sao chép, sử dụng tên thương hiệu/ nhãn hiệu/ tên miền trùng với nhãn hiệu đã được cấp bằng;
- Sử dụng tên nhãn hiệu gần giống/ tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Các hành vi này vô hình chung làm cho Chủ sở hữu khốn đốn với những thông tin sai sự thật được truyền tải bởi bên vi phạm, hàng hoá kém chất lượng bày bán tràn lan,ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh, doanh số khi hàng giả được bày bán rộng rãi, và có nguy cơ lấy mất thị trường, phá vỡ thị trường vì giá rẻ.
Dưới thời đại nền tảng số như hiện nay, sự việc cạnh tranh không lành mạnh này không những phổ biến, mà còn diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, giá trị đạo đức trong kinh doanh được đặt dưới mức thấp nhất, khi ai cũng nghĩ về khối lợi nhuận khổng lồ từ việc lợi dụng uy tín thương hiệu của bên khác dùng làm chiêu trò kinh doanh.
CƠ SỞ PHÁP LÝ & CƠ QUAN XỬ LÝ
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 6 Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ.
Cơ quan xử lý: Căn cứ theo quy định tại Điều 199,200 Luật SHTT quy định về việc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của người khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN NHÃN HIỆU TẠI NACI LAW
ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ TẠI NACI LAW – ĐẠI DIỆN CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn Sở hữu trí tuệ
Đại diện SHCN, Luật sư
Lê Ngọc Anh
Luật sư tư vấn
Nguyễn Trường Minh
Luật sư tư vấn
Đặng Quý Tiên
CHI PHÍ DỊCH VỤ TẠI NACI LAW
Bạn vui lòng liên hệ với NaciLaw để nhận được báo giá chi tiết
Liên hệ chúng tôi