Tổ chức, cá nhân cần làm gì để bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là tổng thể các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký.

Tuy nhiên, khi đó, tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu sẽ không được thừa nhận quyền sử hữu đối với nhãn hiệu (Trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng).

Vì vậy, muốn bảo hộ nhãn hiệu, cách thức tốt nhất là tiến hành thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ được xác lập và bảo hộ. Do vậy, nếu có bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ như: sao chép, đánh cắp nhãn hiệu…chủ sở hữu nhãn hiệu cần thông báo cho người có hành vi xâm phạm và yêu cầu người đó chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp hành vi xâm phạm vẫn tiếp diễn thì tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở địa phương như: quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan, Thanh tra khoa học công nghệ, Công an kinh tế) xử phạt hành chính hoặc khởi kiện tại Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trình tự tố tụng dân sự để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra thiệt hại quá lớn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng cần phải chú ý theo dõi để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi xâm phạm nhãn hiệu để tránh khỏi những thiệt hại và vướng mắc pháp lý không cần thiết.

Trả lời

Facebook messengerFacebook messenger