Doanh nghiệp Việt Nam "dễ" phải đối mặt với kiện về sở hữu trí tuệ

Doanh nghiệp Việt Nam dễ phải đối mặt với kiện về sở hữu trí tuệ. Song song với chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam, cái lợi và cái hại thường được người ta đặt lên bàn cân để so sánh. Một mặt, chúng ta có thêm nhiều hơn một cơ hội để mở rộng thị trường, mang được những sản phẩm ưu thế của nước mình ra nước ngoài. Một mặt, các thương nhân phải đối mặt với việc hàng hóa nước ngoài sẽ giữ được độc quyền làm cho việc cạnh tranh gặp phải nhiều khó khăn. Nếu đàm phán thành công Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương(TPP) thì lúc đó Việt Nam còn gặp thách thức hơn nhiều.

Vậy, nếu chúng ta không thật sự tỉnh táo thì rất có thể vướng vào các vụ kiện về sở hữu trí tuệ. Các quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm: Bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý…vậy, hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp phải những vướng mắc gì? Đó chính là sự chủ quan của các thương nhân do chưa chủ động đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hàng hóa khi được xuất khẩu ra nước ngoài bị ăn cắp thương hiệu, trong khi Tòa án ở chúng ta còn chưa đủ năng lực để thụ lý và xét xử các vụ việc sở hữu trí tuệ. Dẫn tới việc chúng ta thường bị thua kiện và không thể bảo vệ được chính thương hiệu của mình và các vụ kiện về hàng giả, hàng nhái, hàng gây nhầm lẫn sẽ không thể nào chứng minh được.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ là hướng đi đúng đắn và hiệu quả trước khi sản phẩm được bày bán trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu tại thị trường nước ngoài để được độc quyền nhãn hiệu. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu gồm:

  • Giấy ủy quyền (Mẫu do Trung tâm thương hiệu cấp);
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.
  • Thông tin người nộp đơn.

Liên hệ 0978938505(Mr.Tiên) để được tư vấn trực tiếp!!!

Facebook messengerFacebook messenger