Mối quan hệ giữa ngành dệt may – đăng ký nhãn hiệu – TPP

Trong những ngày chớm thu của tháng mười, truyền thông thế giới đang quan tâm và dõi theo một sự kiện trọng đại, một hiệp định mang tính lịch sử được Bộ trưởng các nước thành viên thông qua đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với 12 quốc gia tham gia đàm phán trong vòng 5 năm là: Canada, Mỹ, Mexico, Peru, Chile, Australia, New zealand, Malaysia, Brunei, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam. Nếu Hiệp định được kí kết sẽ là bước nhảy vọt để phát triển kinh tế, đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển hàng hóa ở thị trường nước ngoài bởi việc phá bỏ hàng rào thuế quan cũng như các chính sách đặc biệt khác mà TPP mang lại.

Liên hệ 0978938505 (Mr.Tiên) để được tư vấn trực tiếp!!!

Vậy ngành dệt may – một ngành phát triển như hiện nay thì việc gia nhập TPP sẽ đem lại lợi ích và rủi ro gì? Tính đến năm 2014, theo báo cáo của Bộ công thương: “Xuất khẩu dệt may là một trong 2 ngành có kim ngạch lớn nhất, đạt 24,5 tỷ USD, tăng trên 19%. Riêng mặt hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2013, còn lại là giá trị XK xơ sợi dệt đạt trên 3 tỷ USD. XK dệt may sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá tốt”.

Dệt may được kỳ vọng là ngành được hưởng lợi rất lớn từ Hiệp định TPP. Theo điều tra, mặt hàng của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường, Mỹ, Nhật Bản,.. là những nước thành viên của TPP do đó việc điều chỉnh thuế suất sẽ rất có lợi cho các doanh ngiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh đối mặt với việc nhường “phần bánh ngon nhất” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi: thị trường nội địa bắt buộc phải cạnh tranh gay gắt, nếu các doanh nghiệp không đủ “tỉnh táo” xây dựng quy chế bảo hộ hợp lý thì rất có thể bị đánh bại. Do đó, việc bảo hộ thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu hợp lý cũng là một chiến lược đi kèm với TPP. Đăng ký thương hiệu chính là “chía khóa” giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước nguy cơ nói trên, đồng thời TPP cũng có quy định “thắt chặt” các quyền sở hữu trí tuệ. Vậy tại sao chúng ta không đăng ký bảo hộ thương hiệu từ thời điểm này.

Liên hệ 0978938505 (Mr.Tiên) để được tư vấn trực tiếp!!!

Facebook messengerFacebook messenger