Giảng viên khoa nhiếp ảnh – Đòi bản quyền tác giả từ OMO Việt Nam

vi phạm bản quyền tác giả

Giảng viên khoa nhiếp ảnh  – Đòi bản quyền từ tác giả từ  OMO Việt Nam.

Có những sự cố hi hữu xảy ra nhưng lên án một sự thật mà cần cả xã hội phải có tiếng nói. Quyền sở hữu trí tuệ vốn dĩ là một sợi dây rất mong manh, nếu không cẩn thận thì ranh giới giữa việc có vi phạm – không vi phạm sẽ bị xâm hại. Đặc biệt, khi mạng internet ngày càng phát triển từ thành thị đến nông thôn, từ bậc mẫu giáo đến người già. Internet được ví như con dao hai lưỡi, không cẩn thận chúng ta có thể tự cắt vào tay mình. Đó là cách ví von thú vị khi nói lên sự thật về việc vi phạm bản quyền đang ngày càng nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề vi phạm bản quyền tác giả.

vi phạm bản quyền tác giả
                            Ảnh minh họa vi phạm bản quyền tác giả

Phải kể đến lĩnh vực xảy ra nhiều nhất là âm nhạc, báo chí, văn học cho đến các quyền nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế. Sự việc đang nổi lên trong những ngày giáp tết nguyên đán 2016 là việc: Giảng viên khoa nhiếp ảnh – Trường đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội – LÊ MINH YẾN “tố” OMO Việt Nam và UNICEF đã sử dụng bức ảnh “đi học” do chính tác giả chụp lại tại Cao nguyên đá Đồng văn – tỉnh Hà Giang.

Được biết, OMO đang phối hợp với UNICEF trong một chương trình gây quỹ từ thiện, giúp trẻ em nghèo được tới trường. Trên Fan page chính thức của OMO trên mạng xã hội facebook, sư dụng hình ảnh “đi học” làm đại diện truyền thông và quảng bá. Tuy nhiên, việc sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh mà không có sự đồng ý hay xin phép tác giả chính là hành vi không văn minh, vi phạm bản quyền tác giả được pháp luật SHTT bảo hộ. Tác giả Minh Yến đã hơn một lần “ngỏ” lời với OMO để mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng nhưng bất lực.

Do đó, tác giả đã xin xác nhận của Trường đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội về việc xác nhận lại tác phẩm. Tác phẩm được tác giả chụp đưa vào đề tài khóa luận, tham dự nhiều cuộc thi (có giải) và tham dự triển lãm. Xin được trích lại lời tác giả: “Ảnh của chúng tôi – đó là một dạng tài sản đặc biệt, chúng tôi đã rất vất vả để thực hiện nó nhưng lại bị sử dụng trái phép quá dễ dàng, thậm chí phổ biến”.

Căn cứ vào quy định pháp luật SHTT, hành vi của OMO là sự vi phạm rõ ràng. Hai bên có thể giải quyết vấn đề bằng cách đàm phán, thỏa thuận và thương lượng. Hy vọng, từ đây sẽ thức tỉnh nhiều người, dù vô tình hay cố ý cũng không nên “sử dụng, sao chép” tài sản sở hữu của người khác mà không trích rõ nguồn gốc hoặc chưa nhận được sự đồng ý của chính những người sáng tạo nên nó. Qua đây, cũng một lần nữa khuyến nghị, tha thiết và mong mỏi các tác giả hãy tự bảo vệ tài sản của chính mình bằng cách đăng ký bản quyền với Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Không có gì sắc sảo, pháp lý bằng giấy chứng nhận bản quyền tác giả đã được cấp.

Facebook messengerFacebook messenger