Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam

dang ky nhan hieu quoc te

Đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế là xu hướng chính của phát triển kinh tế toàn cầu thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế là một nhu cầu thiết yếu. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được thực hiện tại Việt Nam với các quy trình và thủ tục phức tạp hơn đăng ký nhãn hiệu thông thường.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ nhãn hiệu của mình tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế có các bước sau:

Bước 01: Tra cứu khả năng đăng ký

Việc tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu sẽ giúp phòng ngừa được những rủi ro, giúp người nộp đơn tránh được trường hợp nộp đơn đăng ký quốc tế mà nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, ngoài ra việc tra cứu nhãn hiệu còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức, và tiền bạc.

Bước 02: Nộp hồ sơ tại Cục SHTT Việt Nam

Việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam được áp dụng trong trường hợp quốc gia mà chủ đơn muốn bảo hộ là thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam bao gồm: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế, danh sách các quốc gia mà chủ đơn muốn bảo hộ nhãn hiệu; mẫu nhãn hiệu, danh sách nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ, mẫu nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp nộp đơn quốc tế theo Thỏa ước Madrid), giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn).

Bước 3: Chuyển hồ sơ đăng ký quốc tế tới các quốc gia được chỉ định.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT, trong thời hạn 30 ngày Cục SHTT sẽ chuyển hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn tới Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ thế giới để cơ quan quốc tế. Văn phòng quốc tế sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ tiến hành thẩm định hình thức các loại tài liệu trên. Nội dung của việc kiểm tra hồ sơ sẽ bao gồm kiểm tra tư cách pháp lý của người nộp đơn, kiểm tra tính hợp lệ, tương thích giữa các tài liệu trong hồ sơ, kiểm tra việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ theo bảng phân loại Nice. Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được Văn phòng quốc tế chấp nhận hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được chuyển tới Cục sở hữu trí tuệ của quốc gia được chỉ định. Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục SHTT (cơ quan đăng ký nhãn hiệu) xét nghiệm nội dung. Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được cơ quan đăng ký nhãn hiệu ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ của quốc gia chỉ định.

Thời gian xét nghiệm nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là 12 tháng, trong quá trình thẩm định, nếu cơ quan xét nghiệm không ra công văn phản đối cấp văn bằng bảo hộ hoặc không có ý kiến phản đối thì nhãn hiệu sẽ mặc nhiên được bảo hộ.

Đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam qua Nghị định thư Madrid

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nhiều cách thức khác nhau, tuy nhiên việc đăng ký tại Việt Nam và chỉ định tới các quốc gia bảo hộ theo quy định của Thỏa ước Madrid là thuận lợi hơn cả. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Nghị định thư Madrid sẽ các chủ thể có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được chấp nhận hợp lệ. Việc đăng ký nhãn hiệu qua Nghị định thư Madrid giúp chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều là thành viên của Nghị định thư Madrid, do vậy việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Thỏa ước Madrid được rất nhiều chủ đơn lựa chọn.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được trải qua ba giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 01: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chuyển hồ sơ đăng ký quốc tế tới Văn phòng quốc tế.
  • Giai đoạn 02: Văn phòng quốc tế xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp (xét nghiệm về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu)
  • Giai đoạn 03: Quốc gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Nghị định thư Madrid sẽ mất một khoảng thời gian từ 12-16 tháng. Thời gian bảo hộ của nhãn hiệu quốc tế theo quy định của Nghị định thư Madrid là 20 năm và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn văn bằng bảo hộ là 20 năm.

Trong trường hợp một chủ đơn vừa đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia chỉ định theo hình thức nộp đơn trực tiếp và đăng ký nhãn hiệu qua Nghị định thư Madrid thì đơn đăng ký nhãn hiệu qua Nghị định thư Madrid sẽ thay thế đơn đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó.

Làm thế nào để bảo hộ nhãn hiệu lâu dài?

Nhãn hiệu là một yếu tố không thể thiếu trong việc đưa hàng hóa ra thị trường hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Bởi lẽ, nhãn hiệu chính là yếu tố giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, cá nhân khác nhau. Đối với người tiêu dùng, chắc hẳn phần lớn trong số họ sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của những nhãn hiệu nổi tiếng và có uy tín. Do vậy, việc gây dựng một thương hiệu mới không phải là điều đơn giản, để gây dựng một thương hiệu mới, trước hết chủ doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ mười năm kể từ thời điểm nộp đơn. Do vậy, nhiều chủ thể có những thắc mắc như: làm tế nào để bảo hộ nhãn hiệu lâu dài? Có thể gia hạn nhãn hiệu hay không?

Luật Quốc Dân xin giải đáp thắc mắc của Quý Khách Hàng như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được bảo hộ mười năm và có khả năng gia hạn nhiều lần liên tiếp. Để thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu, Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác nộp các hồ sơ cần thiết và nộp một khoản phí, lệ phí cho Cục SHTT để được gia hạn nhãn hiệu. Như vậy, thời gian bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài bằng cách gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu chính là đối tượng sở hữu công nghiệp có thời gian bảo hộ dài hơn so với sáng chế, giải pháp hữu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, mạch bán dẫn. Ngoài ra, khi đăng ký nhãn hiệu thì các cá nhân, doanh nghiệp cần phải sử dụng nhãn hiệu trên thực tế. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trên thực tế trong vòng 05 năm liên tiếp thì nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực.

Như vậy, để bảo hộ nhãn hiệu lâu dài thì Chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và sử dụng nhãn hiệu trên thực tế. Ngoài ra, để bảo hộ nhãn hiệu lâu dài thì chủ sở hữu nhãn hiệu nên tăng cường khả năng nhận diện của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu như thực hiện các chiến dịch marketing để quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút người tiêu dùng.

Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng có kết quả?

Đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng là điều mà bất cứ người nộp đơn nào cũng mong muốn, tuy nhiên không phải lúc nào đơn đăng ký nhãn hiệu cũng nhanh chóng có kết quả.

Đăng ký nhãn hiệu là một quá trình tương đối phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, vì vậy chỉ cần xuất hiện những vướng mắc ở một giai đoạn bất kỳ cũng khiến kết quả xét nghiệm đơn đăng ký bị chậm lại. Theo quy định của pháp luật, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12-14 tháng.  Việc đăng ký nhãn hiệu với thời gian kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng trên thực tế. Những năm gần đây, các đơn đăng ký nhãn hiệu cần gấp đôi thời gian (khoảng 02 năm) để có kết quả sau cùng. Lý do của việc các đơn đăng ký nhãn hiệu bị chậm thời gian xét nghiệm là do Cục Sở hữu trí tuệ bị quá tải số đơn đăng ký. Thời gian đăng ký nhãn hiệu do pháp luật quy định được đánh giá là tương đổi phù hợp, bởi lẽ, nhãn hiệu là một đối tượng sở hữu công nghiệp đặc thù cần được xét nghiệm kỹ càng và cần có đánh giá khách quan, khắt khe thì mới đáp ứng được các điều kiện của việc cấp văn bằng bảo hộ.

Để việc đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng có kết quả, trước hết người nộp đơn phải đảm bảo các tài liệu mình nộp kèm theo đơn có tính chính xác và đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Ngoài ra, khi đơn đăng ký nhãn hiệu trong giai đoạn thẩm định nội dung không gặp phải các yêu cầu phản đối từ bên thứ ba. Bên cạnh đó, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện việc trả lời công văn từ phía Cục SHTT một cách nhanh chóng và chính xác để tránh kéo dài thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Một việc cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp đơn đăng ký nhãn hiệu nhanh có kết quả là việc gửi các công văn thúc đẩy xét nghiệm đơn tới Cục SHTT. Việc gửi công văn tới Cục SHTT sẽ góp phần giúp đơn đăng ký nhãn hiệu được xét nghiệm nhanh hơn.

Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng, người nộp đơn có thể tự mình tiến hành các thủ tục cần thiết hoặc sử dụng dịch vụ do các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cung cấp. Luật Quốc Dân tự hào là một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có nhiều uy tín cũng như kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi – bằng sự chuyên nghiệp của mình sẽ giúp các khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng, chính xác. Để việc đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng có kết quả, Chúng tôi sẽ thực hiện cẩn thận, chính xác và nhanh chóng các thủ tục tại Cục SHTT, cũng như tiến hành soạn thảo các công văn thúc đẩy và gửi tới Cục SHTT.

Xem ngay: Quy trình, hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Naci Law (hotline: 0978938505) để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Facebook messengerFacebook messenger