Vi phạm nhãn hiệu – câu chuyện cũ nhưng vẫn mới. Những vụ xâm phạm nhãn hiệu với những cuộc tranh chấp kiện tụng kéo dài của nó đã không còn là mới lạ đối với các tổ chức cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những vụ vi phạm lớn diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam như việc đòi lại thương hiệu “cà phê Buôn Ma Thuột”, “cà phê Trung Nguyên”, “Nước mắm Phú Quốc”….đến những vụ tranh chấp của những doanh nghiệp trong nước để tranh giành nhãn hiệu cho mình.
Nhưng mà, cũ nhưng vẫn mới, câu nói tưởng chừng như vô lý đó lại trở thành có lý khi mà từ những vụ tranh chấp do bị đánh cắp nhãn hiệu đã diễn ra từ khá lâu vẫn còn diễn ra khá phổ biến hiện nay với nhiều cách thức sao chép, đánh cắp nhãn hiệu mới mẻ hơn. Nguyên nhân này là do đâu?
Câu trả lời không ở đâu xa lạ mà nằm ở chính ngay bản thân các nhà doanh nghiệp. Tại sao ư? Vì họ đã quá xem nhẹ việc đăng ký nhãn hiệu, cách thức duy nhất để họ có thể xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Vậy nhưng, dường như cho đến tận ngày nay, nhiều thương nhân vẫn còn khá “xem nhẹ” và “thờ ơ” đối với thủ tục này. Nhiều thương nhân thậm chí còn không tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu. Họ sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình, coi nó như là tên là hình ảnh gắn liền với những hàng hóa dịch vụ đó và cứ cho rằng nó là thuộc sở hữu của mình không ai có thể lấy đi được. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm và càng nghiêm trọng hơn khi nó đã dẫn đến những hậu quả mà họ khó có thể lường trước được khi nhãn hiệu đó đã trở thành thương hiệu nhưng lại bị người khác đánh cắp và vào một ngày “đẹp trời” nào đó, có “một người nào đó” đến gặp họ vào yêu cầu họ chấm dứt việc sử dụng “Nhãn hiệu” đó. Kết quả thế nào?
Chắc chắn rằng những chủ thể kinh doanh khi rơi vào tình trạng đó sẽ phải tìm đến ngay cơ quan có thẩm quyền mà họ biết để đòi lại nhãn hiệu của mình. Nhưng đến lúc này, họ mới vỡ lẽ ra rằng, nhãn hiệu mà họ sử dụng rồi cất công xây dựng thành nhãn hiệu đó không phải là “tài sản thuộc sở hữu” của họ, và cái người đến sau đó đã được xác định là chủ sở hữu của nó khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu đó. Lúc này, cho dù họ có bỏ phí bao nhiều công sức đi nữa thì khả năng đòi lại được nhãn hiệu cũng không mấy khách quan.
Vậy nên, thiết nghĩ, ngay từ đầu, khi mà cái nhãn hiệu được gắn lên háng hóa dịch vụ thì các thương nhân hay bỏ ra một chút thời gian, công sức, tiền bạc để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thay vì cứ tập trung phát triển nó để thành quả đạt được lại rơi vào tay một kẻ khác.
Liên hệ 0978938505(Mr.Tiên) hoặc Email: luatsubanquyen@gmail.com để được hỗ trợ!!