Google thắng vụ kiện bản quyền

Google thắng vụ kiện bản quyền

Chúng ta đều đã biết một số nguyên tắc cơ bản của luật bản quyền như sự thật không được bảo hộ bản quyền nhưng việc tổng hợp lại và định hình nó thì có thể. Tuy nhiên quy định đơn giản này không dễ để vận dụng trên thực tế. Làm thế nào để xác định được một sự thật? sự thật liệu có khác gì với những thông tin không đúng sự thật? khi nào thì việc tổng hợp sự thật có thể tạo thành một chỉnh thể có thể được bảo hộ? Thực tế luôn phức tạp hơn những gì được quy định trên trang giấy do đó những vụ kiện liên quan đến sự thực và các tổng hợp của nó luôn phức tạp.

Google thắng vụ kiện bản quyền
Ảnh minh họa

Và gần đây Google đã chiến thắng một vụ việc tương tự đối với cơ sở dữ liệu của Waze (Google mua lại Waze từ năm 2013). Một đối thủ cạnh tranh của Waze là PhantomALERT cùng là một phần mềm định vị GPS, cả PhantomALERT và Waze đều sử dụng cơ sở dữ liệu với tình hình giao thông tại từng vị trí, tai nạn đường bộ, thiết bị theo dõi giao thông như máy bắn tốc độ v.v.. PhantomALERT cáo buộc rằng Waze đã ăn cắp cơ sở dữ liệu của họ với rằng chứng là một số điểm đặt thiết bị giao thông không có thật được Phantom ALERT tạo ra cũng xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của Waze.

Thực tế, án lệ Feist chống Dịch vụ viễn thông Rural vào năm 1991 cũng tương tự như vậy khi một công ty bị cáo buộc sao chép các trang vàng của đối thủ, bao gồm cả các trang số điện thoại không có thật để xuất bản một cuốn niên giám điện thoại. Tòa án tối cao vào thời điểm đó đã có một trong những quyết định quan trọng nhất đó là phán quyết: các số điện thoại và tên liên lạc là sự thật do đó không thể được bảo hộ bản quyền. Đồng thời Tòa cũng khẳng định rằng việc tổng hợp các sự thật có thể được bảo hộ bản quyền nếu nó thể hiện được tính nguyên gốc của sự tổng hợp. Dù vậy, việc đơn thuần sắp xếp lại các trang vàng trong niêm giám theo thứ tự bảng chữ cái chưa đạt được tính nguyên bản của một tác phẩm.

Án lệ này thực sự là một bất lợi lớn dành cho PhantomALERT. Các thẩm phán cho rằng vị trí đặt các thiết bị theo dõi giao thông là một sự thật do đó không được bảo hộ bản quyền. PhantomALERT phản đối rằng hãng hoàn toàn phải cân nhắc việc đặt hay không đặt các điểm thiết bị giám sát trên bản đồ căn cứ theo lợi ích của người sử dụng bản đồ. Tòa cho rằng những phán đoán này hoàn toàn mang tính chất cảm tính cũng như không có bằng chứng trực tiếp nào về việc Waze đã ăn cắp cơ sở dữ liệu của PhantomALERT. Từ đó Tòa án kết luận rằng Waze không ăn cắp bản quyền dữ liệu của PhantonALERT; để chứng minh quyền của mình, PhantomALERT cần phải làm nhiều hơn để chứng minh tính sáng tạo nguyên gốc đối với dữ liệu giao thông của mình như một quy tắc nào để đặt báo hiệu cho người lái xe v.v….

PhantomALERT vẫn còn có cơ hội để kháng cáo lên cấp cao hơn, liệu rằng hãng có thể bổ sung các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình và tạo ra sự thay đổi lớn trong lĩnh vực phần mềm bản đồ hay sẽ thất bại và là một bài học về tranh chấp bản quyền đối với các công ty khác.

Facebook messengerFacebook messenger