Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?

      Đăng ký nhãn hiệu để làm gì? Chúng tôi nhận được khá nhiều câu trả lời như vậy khi được hỏi về nhãn hiệu, thương hiệu hay là đăng ký nhãn hiệu đi. Thực tế đó nhận ra một điều, ở Việt Nam vấn đề thương hiệu vẫn chưa được chú trọng đúng mức, trong khi ngoài kia bao nhiêu người đang nhòm ngó đến món hời “vô giá” đó. Vậy nhãn hiệu là gì? Nó để làm gì? Có cần thiết không? Để trả lời cho câu hỏi đó và đồng thời cũng là nâng cao ý thức thương hiệu hướng tới nhóm đối tượng là các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì chúng tôi xin đưa ra những lập luận sau:

        Nhãn hiệu dưới góc độ pháp luật được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu ở đây được hiểu như là chữ cái, hình ảnh, màu sắc, slogan..hoặc tập hợp những thành phần trên đều được gọi là nhãn hiệu. Nhãn hiệu khi tham gia vào các quan hệ kinh tế trên thị trường, nó đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu. Giúp nhận diện được thương hiệu, nguồn gốc, tính chất của sản phẩm với người tiêu dùng. Nếu nhãn hiệu được nhiều người biết đến, đồng nghĩa với việc sản phẩm mang nhãn hiệu đã có một chỗ đứng trên thị trường.

Liên hệ 0978938505(Mr.Tiên) hoặc Email: luatsubanquyen@gmail.com để được hỗ trợ!!!

         Vậy, đăng ký nhãn hiệu để làm gì? Chính là để bảo hộ giá trị tài sản sở hữu trí tuệ lâu dài cho doanh nghiệp. Khi xác định kinh doanh, các chủ đầu tư luôn phải chú trọng đến cách xây dựng một thương hiệu uy tín, chất lượng, vừa lòng khách hàng. Những tiêu chí đó làm nên thành công cho một mỗi thương hiệu, nếu xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thì đăng ký bảo hộ thương hiệu là điều kiện đủ. Nói “đủ” ở đây không đồng nghĩa với việc pháp luật sở hữu trí tuệ bắt buộc phải đăng ký mới được bảo hộ. Khi sáng tạo ra được một dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu thì đã được sử dụng, nhưng những rủi ro trong quá trình sử dụng nhãn hiệu thì không ai có thể bảo đảm được. Việc “ăn cắp” nhãn hiệu sẽ dễ dàng bắt gặp và không một ai có thể đứng ra bảo vệ được quyền lợi của chính chủ sở hữu nếu trường hợp đó xảy ra. Khi đăng ký nhãn hiệu và được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, đồng nghĩa với việc sở hữu hợp pháp nhãn hiệu đó và không có một bên nào có thể được phép sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, văn minh để chủ thể thỏa sức hoạt động.

       Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Giấy ủy quyền (mẫu do Trung tâm thương hiệu cấp);
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu;
  • Thông tin người nộp đơn.

Liên hệ 0978938505(Mr.Tiên), Email: luatsubanquyen@gmail.com để được hỗ trợ!!!

Facebook messengerFacebook messenger