Quyền tác giả và câu chuyện lá đơn ly hôn

  Sau cuộc hôn nhân ( hôn nhân hợp pháp) không có được tiếng nói chung trong cuộc sống hàng ngày, anh A và chị N đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn. Cuộc ly hôn của anh A và chị N kéo dài trong một thời gian do tranh chấp về tài sản.

   Theo đó, anh A là một biên kịch nhạc, nhạc sỹ sáng tác. Trong thời kỳ hôn nhân với chị N anh A có sáng tác được 30 bài hát. Anh A trở thành nên nổi tiếng và nhận thu được nhiều khoản phí từ những bài hát của mình. Và chính 30 bài hát này là tài sản tranh chấp trong quá trình ly hôn của anh A và chị N. Chị N cho rằng 30 bài hát mà anh A sáng tác trong quá trình hai người chung sống là tài sản chung của hai vợ chồng, vì trong khoảng thời gian anh A sáng tác những bài hát này thì chị N phải cáng đáng việc nhà, chăm sóc con cái thay anh A, cho nên phải chia đôi 30 bài hát anh A sáng tác trong thời kỳ hôn nhân cũng như những lợi nhuận đã phát sinh từ các bài hát này phải được chia cho chị N một nửa.  Anh A không đồng ý với ý kiến của chị N, anh cho rằng 30 bài hát anh sáng tác là tài sản trí tuệ của anh, gắn liền với tên tuổi, nhân thân của anh nên không thể chia được. Anh A còn cho rằng việc anh sáng tác ra 30 bài hát trên không làm ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình, hầu hết các bài hát của anh đều sáng tác theo ngẫu hứng khi rảnh rỗi hoặc khi anh ở ngoài.

   Vụ việc được Tòa án thụ lý giải quyết và có hai quan điểm khác nhau xung quanh việc giải quyết tranh chấp giữa anh A và chị N:

   Quan điểm thứ nhất: Đồng ý với ý kiến của kiến của anh A. Các bài hát của anh sáng tác là tài sản trí tuệ, là tài sản đặc biệt gắn với quyền nhân thân của anh A nên không thể là tài sản chung của hai vợ chồng. Việc sáng tác của anh A chỉ là năng khiếu của một người. Anh A là tác giả thì anh A được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm này. Và đương nhiên anh A có hoàn toàn quyền hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng dưới một số hình thức nhất định, quyền được nhận giải thưởng khi tác phẩm đạt giải. Hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định tác phẩm âm nhạc chung của vợ chồng để có căn cứ chia tài sản theo yêu cầu của chị N.
   Quan điểm thứ hai: Quan điểm chấp nhận một phần yêu cầu của chị N. 30 bài hát của anh A được sáng tác trong thời kỳ hôn nhân nên có đương nhiên là tài sản chung. Anh A là tác giả của 30 bài hát này nên anh được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả được tính thời gian bảo hộ từ khi phát hành tác phẩm suốt đời đến 50 năm sau tác giả chết. Cho nên không thể chia 30 bài hát của anh A cho chị N được. Theo đó chị N sẽ chỉ được chia một nửa lợi nhuận thu được từ 30 bài hát mà anh A có được từ các bài hát này. Anh A sẽ vẫn có đầy đủ quyền tác giả, quyền nhân thân riêng các quyền tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xem là tài sản chung. Còn sau ly hôn, các tác phẩm này sẽ tiếp tục được sử dụng, nhận giải thưởng hay bất cứ lợi ích vật chất nào khách đều thuộc quyền sở hữu riêng của anh A.

   Riêng cá nhân tôi đồng ý với quan điểm thứ hai: chia đôi tài sản vật chất có được trong quá trình hôn nhân mà 30 bài hát mang lại, sau hôn nhân chị N sẽ không được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ 30 bài hát mà anh A sáng tác trong quá trình hôn nhân. Vì như thế phù hợp với các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và luật Hôn nhân và gia đình.
 

Liên hệ 0978938505 (Mr.Tiên) để được tư vấn trực tiếp!!!

Facebook messengerFacebook messenger