“Nhạc chế” có được xem là vi phạm bản quyền? Âm nhạc là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, thử hỏi nếu một ngày thứ gọi là âm nhạc không còn tồn tại thì sẽ tẻ nhạt thế nào. Do đó, thị trường âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây trở nên vô cùng sôi động, các cuôc thi về âm nhạc lớn nhỏ trong cả nước đã sản sinh ra một lứa văn nghệ sỹ tài năng của làng Nhạc Việt. Nhờ đó, rất nhiều ca khúc “hít” được ra đời. Bên cạnh cái “đáng mừng” đó thì còn có một số người “lợi dụng” sự thu hút đó để biên lại, đạo lại hay nói cách khác “chế” lại theo một lời khác với nhiều mục đích khác nhau. Người thì pha trò hài hước, người thì châm biếm một số vấn đề đang nóng ở thời điểm đó. Vậy, nhạc chế có được xem là vi phạm tác quyền?
Liệu trước khi “chế lại” ca khúc người khác, người chế đã xin phép tác giả hay chưa? Sử dụng ca khúc nhạc chế để biểu diễn có vi phạm pháp luật. Ắt hẳn là sẽ có nhiều người quan tâm về vấn ít người biết như thế này. Bởi lẽ, một tác phẩm ra đời đều là đứa con tinh thần của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có được cái quyền nhất định mà pháp luật trao cho đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ có tác giả mới có quyền làm tác phẩm phái sinh.
Liên hệ 0978938505 hoặc Email: luatsubanquyen@gmail.com để được hỗ trợ!!
Thực chất, những ca khúc nhạc chế được tồn tại như chuyện tiếu lâm với phương thức chủ yếu là truyền miệng, giúp tạo nên sự vui vẻ, hài hước. Nhiều ca khúc nổi tiếng được chế lời như: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Và tôi cũng yêu em và mới đây là các ca khúc nhạc trẻ của các ca sỹ như: Sơn Tùng MTP…Rất nhiều ca khúc nhạc chế được các nghệ sỹ hài biến tấu tại các sân khấu kịch, game show, chương trình trình truyền hình.
Tất cả những hành vi kể trên đều được xác định là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại điều 28 Luật sở hữu trí tuệ. Những ca khúc phái sinh từ tác phẩm gốc đều phải xin phép và được sự đồng ý của chính tác giả. Khi sử dụng các tác phẩm đó để biểu diễn cần phải nộp phí tác quyền đẩy đủ với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Những bản nhạc chế được sử dụng với bất cứ mục đích nào đều là hoạt động bất hợp pháp. Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM, khẳng định: “Sở không bao giờ cấp phép cho những chương trình biểu diễn nhạc chế và cũng không cấp phép cho ca khúc đổi lời ca. Nếu không có sự đồng ý của tác giả thì rõ ràng đó là hành vi phạm pháp”.
Do đó, việc sử dụng nhạc chế để biểu diễn cũng như chế lời các tác phẩm mà không xin phép tác giả là hành vi vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để đẩy mạnh việc ngăn ngừa những hành vi kể trên diễn ra. Tạo ra một sân chơi âm nhạc lành mạnh, đúng pháp luật.
Liên hệ 0978938505(Mr.Tiên) hoặc Email: luatsubanquyen@gmail.com để được hỗ trợ!!