Phát hiện về gene sẽ không được bảo hộ sáng chế

Tòa án tối cao Úc đã ra phán quyết rằng việc phát hiện ra gene có tác động đến khả năng bị ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ không thể được bảo hộ sáng chế.

Mặc dù có tiền lệ một hãng dược của Mỹ đã từng đăng ký một sáng chế liên quan đến gen BRCA 1 vào năm 1990, Tòa án tối cao Úc vẫn quyết định rằng việc phát hiện ra tính chất của gene không được coi là một phát minh và do đó cũng không thể được bảo hộ sáng chế.

Việc phát hiện ra vai trò quyết định của gene BRCA1 và BRCA2 không chỉ mở ra cơ hội để chuẩn đoán nguy cơ mắc ung thư mà còn là cơ sở để nghiên cứu khắc phục lỗi ở gene để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh nan y này.

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng phán quyết sẽ giúp việc tiếp cận và nghiên cứu gien trở nên dễ dàng hơn thay vì bị giới hạn bởi nhưng độc quyền của chủ sở hữu sáng chế. Những người bị ung thư vú, ung thư tử cung sẽ có cơ hội được chữa khỏi bệnh tật nhờ sự nghiên cứu về những gene đã được phát hiện này.

Đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam thì có lẽ phát hiện trên cũng sẽ không được bảo hộ sáng chế, điều 59 luật SHTT quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  3. Cách thức thể hiện thông tin;
  4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  5. Giống thực vật, giống động vật;
  6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Facebook messengerFacebook messenger