Năm 2016 sẽ là thay đổi lớn nhất đối với luật nhãn hiệu tại Châu Âu kể từ việc thành lập cộng đồng nhãn hiệu châu âu (CTM) và năm 1996. Trung tâm điều phối nhãn hiệu châu Âu mới sẽ được thực hiện vào tháng 1 năm 2016, dù nó sẽ cần thời gian để hoạt động hiệu quả. Điều lệ mới của CTM cũng sẽ được thông qua và có hiệu lực vào tháng 4/2016 (CTM sẽ đổi tên thành Liên minh nhãn hiệu Châu Âu).
Sẽ là một sai lầm nếu bạn bỏ qua những thay đổi này vào năm 2016. Đây là một số lưu ý mà các chủ sở hữu nhãn hiệu tại châu Âu cần hiểu rõ, đặc biệt là những ai muốn nhãn hiệu được bảo hộ trên khắp châu Âu:
- Yêu cầu xác định cụ thể đối phạm vi bảo hộ
Nếu bạn đã đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu trong đó bảo hộ bao quát các hàng hóa, dịch vụ trong nhóm phân loại thì bạn nên cân nhắc việc làm rõ các phạm vi bảo hộ đó. Bởi theo quy chế mới của CTM, việc đăng ký này được coi như việc bảo hộ nhãn hiệu vượt quá phạm vi sử dụng của chủ nhãn hiệu. Bởi vậy việc chủ động chuẩn bị trước để xác lập phạm vi bảo hộ cụ thể sẽ tốt hơn cho bạn.
- Thay đổi mức phí đăng ký nhãn hiệu
Bắt đầu từ 4/2016, mức phí đăng ký của CTM sẽ không bao gồm 3 nhóm mà thay vào đó chỉ áp dụng cho một nhóm và các nhóm tiếp theo của đơn sẽ có mức phí thấp hơn. Điều này sẽ có tác động đối với người nộp đơn:
- Nếu bạn chỉ muốn bảo hộ nhãn hiệu cho 1 hoặc 2 nhóm thì mức phí của bạn sẽ thấp hơn, tuy nhiên không đáng kể.
- Nhế bạn đăng ký 3 hoặc nhiều hơn nữa các nhóm thì chi phí sẽ tăng lên rất nhiều. Có lẽ bạn nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu sớm trước khi mức phí có sự thay đổi.
- Thay đổi mức phí gia hạn
Mức phí gia hạn sẽ được giảm xuống, bao gồm cả mức phí gia hạn khi nộp muộn.
Sẽ không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn tận dụng 06 tháng ân hạn để nộp đơn gia hạn sau tháng 4/2016 bởi mức phí gia hạn sẽ được giảm.
- Xử lý hành vi xâm phạm đi qua lãnh thổ EU
Theo luật mới, nếu bạn đã đăng ký nhãn hiệu theo CTM, bạn có thể xử lý kể cả hành vi vận chuyển hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu quá cảnh qua EU, chỉ trừ khi có bằng chứng chứng minh rằng các nhãn hiệu trên không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu tại quốc gia điểm đến (nghĩa vụ chứng minh này thuộc về chủ sở hữu hàng hóa mang nhãn hiệu quá cảnh qua EU).
Theo cách này, những chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm ngoài lãnh thổ EU cũng có thể cân nhắc đến việc bảo hộ nhãn hiệu của mình tại EU để được hưởng quy chế ngăn chặn hàng hóa quá cảnh như một chốt chặn hàng giả được buôn lậu dù họ không thực hiện hoạt động kinh doanh tại EU.
Vẫn còn một số những thay đổi khác trong quy chế bảo hộ nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu, tuy nhiên đây vẫn là 4 thay đổi lớn nhất mà bạn cần quan tâm khi đăng ký nhãn hiệu tại EU trong thời gian tới.