Tầm nhìn chiến lược đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ cái nhìn EVFTA. Những ngày giáp tết, dường như việc đăng ký nhãn hiệu khá tất bật. Khác với các lĩnh vực khác, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa luôn được các cá nhân, tổ chức quan tâm bởi lẽ, đăng ký càng sớm lại càng giữ được quyền ưu tiên. Quyền ưu tiên được xác định là ngày nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT. Đối với những nhãn hiệu trùng/tương tự có ngày nộp đơn muộn hơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Đặc biệt, Việt Nam và Eu vừa chính thức hoàn tất đàm phán hiệp định thương mại tự do EVFTA và theo đánh giá từ phía các chuyên gia, nguồn lợi mà hiệp định lịch sử này mang lại sẽ tác động to lớn tới nền kinh tế quốc nội. Rào cản thuế quan được gỡ bỏ 99% đối với các dòng thuế các loại, việc các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến đầu tư vào EU là câu chuyện một sớm một chiều. Vậy làm cách nào để cạnh tranh trong môi trường khốc liệt đó, một bài toán về thương hiệu đã được đặt ra và khiến các doanh nghiệp chú ý.
Đăng ký nhãn hiệu hay thương hiệu chính là điều đầu tiên phải làm trước khi mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Hàng hóa của Việt Nam vốn dĩ đã thua họ một bước về trình độ máy móc, kỹ thuật và có khi cả về chất lượng sản phẩm. Vậy ngoài việc tìm chỗ đứng cho sản phẩm cần phải giữ gìn thương hiệu, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ, loại bỏ tất cả các hành vi làm giả, làm nhái thương hiệu đang gây náo loạn thị trường, đây thực sự là lựa chọn mang tính bảo hiểm trên con đường kinh doanh.
Rộng ra một chút, tại sao nhượng quyền thương mại tại nước ngoài lại phát triển đến thế? Vì họ chú trọng đến việc bảo hộ thương hiệu và nhân bản nó lên, khiến nó “mạnh và tiềm năng” thu hút ánh nhìn và sự quan tâm của người tiêu dùng, sau đó chia sẻ nó tới các đối tác khác. Đây là hướng đi đúng đắn mà Việt Nam cần phải học hỏi. Từ đó, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất để yên tâm phát triển kinh tế một cách trọn vẹn. Khi bị đối thủ hoặc người khác đăng ký trước, rất khó để đòi lại được thương hiệu, bài học về các thương hiệu lớn của Việt Nam như: Nước mắm Phan Thiết; Cafe Buôn Ma Thuật và Đắk Lắk; Nước mắm Phú Quốc; Cà phê Trung Nguyên…và nhiều thương hiệu khác từng phải lao đao.
Để đăng ký nhãn hiệu tại EU và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Đại diện sở hữu công nghiệp – Luật Quốc Dân sẵn sàng hỗ trợ chủ thể tiến hành các công việc này. Chỉ cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau:
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Thông tin người nộp đơn.