Sau EVFAT, Việt Nam tập trung đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ

Sau EVFAT, Việt Nam tập trung đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ

Sau EVFAT, Việt Nam tập trung đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ

Như chúng ta đã biết, Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – EU (viết tắt EVFTA) vừa chính thức kết thúc đàm phán trong cuối năm nay, hứa hẹn đến năm 2018 hiệp định này chính thức có hiệu lực. Sau khi có hiệu lực, 99% dòng thuế quan được gỡ bỏ như vậy các nhà đầu tư Viêt Nma hoàn toàn có cơ hội để phát triển kinh doanh tại đây, đặc biệt là xuất khẩu đồ gỗ.

Được biết, EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam sau: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc về xuất khẩu đồ gỗ. Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của các nước EU hiện đạt khoảng 1/4 nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ toàn cầu. Do đó, đây chính là thị trường tiềm năng để đầu tư và phát triển mà không gặp phải bất cứ chướng ngại nào, tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trước khi lưu hành cần được quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, một sản phẩm bất kỳ đều cần có một tên gọi riêng dùng để phân biệt và nhận diện. Khi tiến hành mang sản phẩm để xuất khẩu ra một thị trường lớn, vấn đề cạnh tranh được đặt lên hàng đầu và trở thành mục tiêu của sự so sánh, việc tìm chỗ đứng cho thương hiệu đóng vai trò quyết định. Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU giai đoạn 2012-2014 bình quân đạt 2,2%/năm. Trong khi đó, Eu cũng chính là nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ cho Việt Nam việc đảm bảo tính hợp pháp qua lại giữa hai bên càng trở nên chặt chẽ.

Cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gỗ tại Eu thông qua cơ quan duy nhất đó là “The Office for Harmonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM với thủ tục nhãn hiệu cộng đồng (CTM). Nếu đăng ký nhãn hiệu thông qua cơ quan này thì sẽ được bảo hộ trên tất cả quốc gia thuộc Liên minh châu âu, tuy nhiên nếu một quốc gia từ chối bảo hộ thì đương nhiên bị từ chối ở các nước còn lại.

Sau EVFAT, Việt Nam tập trung đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ
Ảnh minh họa: Nhãn hiệu đồ gỗ

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu bao gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Thông tin chủ sở hữu.

Nhãn hiệu sau khi được đăng ký tại CTM sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm. Khi đăng ký gia hạn nhãn hiệu chủ sở hữu không cần nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu mà chỉ cần nộp phí gia hạn.

Facebook messengerFacebook messenger