Đăng ký nhãn hiệu – Ai quyết định được vận mệnh của chúng ta

Đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu – Ai quyết định được vận mệnh của chúng taVốn dĩ việc đăng ký nhãn hiệu thường được những người làm kinh doanh quan tâm, bởi vì tính chất tên gọi và đại diện mà nó mang lại. Mỗi một loại sản phẩm, đều được ưu ái dành cho một tên gọi nhất định dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, xây dựng và bảo vệ tên gọi đó chính là một kế hoạch lớn trong tầm nhìn chiến lược của mỗi công ty.

Đăng ký nhãn hiệu

Ai có thể quyết định được cơ hội, vị trí sản phẩm của bạn trên thị trường? Không ai khác chỉ có bạn mới tự mình quyết định được vận mệnh đó, với bước đi đầu tiên chính là con đường đăng ký để được sử dụng độc quyền nhãn hiệu. Sở dĩ, Luật SHTT không có quy định nào bắt buộc phải tiến hành đăng ký, tuy nhiên pháp luật chỉ bảo hộ tên nhãn hiệu khi chủ thể đã đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng. Điều này được thể hiện ở chỗ, khi có hành vi tranh chấp, vi phạm nào xảy ra, pháp luật lấy đó làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ sở hữu.

Đây là tài sản sở hữu trí tuệ tưởng chừng như chưa mang lại lợi ích ngay ban đầu, gây tâm ý chủ quan của nhiều người. Bởi vậy, trọng trách của những người nắm rõ pháp luật là hướng người dân, người làm kinh doanh đi theo đúng hướng, bảo vệ quyền lợi một cách tối đa nhất cho hiện tại và tương lai. Do đó, chúng tôi khuyến khích việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần được coi trọng.

Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu (Tên gọi) là nhóm hàng hóa/dịch vụ được chủ đơn nêu ra trong đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi được cấp Giấy chứng nhận, nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sau 10 năm, chủ sở hữu tiến hành gia hạn 1 lần và có thể gia hạn được nhiều lần liên tiếp với khoản phí duy trì theo quy định của pháp luật.

Để biết được thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quy trình đăng ký nhãn hiệu. Mời các bạn xem tiếp bài viết dưới đây.

Facebook messengerFacebook messenger