Phù Phép “Made In Viet Nam“. Với hàng loạt hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng cùng tâm lý lo sợ của người Việt Nam, hàng “Made in Viet Nam” đang dần lên ngôi đẩy lùi một số mặt hàng nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nhận thấy, “Made in Viet Nam” được sử dụng để ám chỉ sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu, gia công chế tác, từ đó làm cho người tiêu dùng an tâm về chất lượng mà sản phẩm mang lại.
Nếu như trước đây số lượng người Việt ưu tiên dùng hàng Việt chỉ chiếm khoảng 30% thì 5 năm trở lại đây con số này đã tăng lên 74%. Các biển hiệu “Made in Viet Nam“ xuất hiện ngày càng nhiều trên các con phố lớn tại Việt Nam, không chỉ bán các mặt hàng có thương hiệu trong nước mà các doanh nghiệp, cửa hàng còn bán cả các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vậy điều gì làm nên thương hiệu này và làm gì để bảo vệ thương hiệu đó? Đúng như câu nói mà người xưa để lại, xây dựng đã khó thì việc bảo vệ nó lại càng khó hơn. Tại sao khi chúng ta đã xây dựng được một thương hiệu uy tín, thì không tìm cách bảo vệ nó chặt chẽ, để xảy ra tình trạng “mất cắp thương hiệu”.
Tuy nhiên, đằng sau những “niềm vui” tích cực mà “Made in Viet Nam” mang lại thì đang xuất hiện không ít cửa hàng, doanh nghiệp “treo đầu dê bán thịt chó”. Với giá từ 200-500 đồng một chiếc nhãn mác, các doanh nghiệp, cá nhân có thể mua được nhãn mác giả chỉ sau 3-5 ngày đặt hàng, sau đó cắt ghép để “phù phép” biến hàng Trung Quốc hay hàng lậu thành “Made in Viet Nam” với giá rất phù hợp thậm chí nhiều doanh nghiệp, cửa hàng còn áp dụng những chiêu trò giảm giá nhằm đẩy giá trị sản phẩm của mình.Những hành vi này không chỉ là “lừa đảo” người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới thương hiệu và uy tín mà các doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian công sức gây dựng. Có thể coi đây là một hình thức kinh doanh 1 vốn 4 lời, khi chỉ cần bỏ cong may nhãn, mác vào các sản phẩm giả. Nếu như các doanh nghiệp sản xuất hàng có thương hiệu trong nước và các cơ quan chức năng không sớm ngăn chặn tình trạng trên thì thương hiệu “Made in Viet Nam” sẽ bị phai mờ trong tâm trí người dùng.
Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu – bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc làm cần thiết. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Giấy ủy quyền (mẫu do Trung tâm thương hiệu cấp);
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Thông tin người nộp đơn .