Sơ lược quyền Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP

Các tác giả lên tiếng đòi quyền lợi tại cuộc họp của WIPO

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã trải qua 5 năm đàm phán với nhiều lần bỏ ngõ, thì đến ngày 05/10/2015 Bộ trưởng các nước thành viên đã đi đến thống nhất. Đây được xem là hiệp định mang tính lịch sử, là sân chơi bậc cao về thương mại mà các nước thành viên sẽ được hưởng lợi rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường. Tuy còn phải chờ đợi Quốc hội của các nước thành viên thông qua nhưng tính tới thời điểm hiện tại, những rào cản, khúc mắc đã được giải quyết, chỉ còn chờ phán quyết cuối cùng để những điều khoản được thực thi.

Quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 18 với những nội dung liên quan đến các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các Thành viên đồng ý hợp tác.

Liên hệ 0978938505 (Mr.Tiên) để được tư vấn trực tuyến!!!

Chúng tôi xin được tóm tắt nội dung như sau:

“Về nhãn hiệu, chương này làm rõ và củng cố việc bảo vệ tên nhãn hiệu và những dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ trên thị trường. Chương này cũng yêu cầu các Thành viên đưa vào cả tính minh bạch và quy trình bảo vệ phù hợp liên quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới, bao gồm cả những chỉ dẫn địa lý đã được công nhận hoặc được bảo vệ ở những hiệp định quốc tế khác. Việc bảo vệ này bao gồm cả việc phân định rõ mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, cũng như việc bảo vệ việc sử dụng những thuật ngữ thường dùng.

Chương IP sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mới, và đây là điều rất cấn thiết cho các doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, chương này cũng bao gồm những điều khoản thích hợp liên quan đến dược phẩm tạo điều kiện cho cả việc phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các loại thuốc thông dụng, có tính đến thời gian từng Thành viên cần để đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Chương này bao gồm những cam kết liên quan đến việc bảo vệ mật kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khác để có được quyền marketing dược phẩm và hóa phẩm nông nghiệp. Chương này cũng tái khẳng định cam kết của các Thành viên với Tuyên bố 2001 của WTO về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng đồng và cụ thể là xác nhận rằng các Thành viên không bị hạn chế áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bao gổm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS.

Về bản quyền, chương IP xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế, và tạo ra bảo hộ rõ rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, và phần mềm, và bao gồm những điều khoản cân đối và hiệu quả về các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền. Bên cạnh các cam kết này, chương này cũng bao gồm một nghĩa vụ – lần đầu tiên xuất hiện trong bất kỳ hiệp định thương mại nào – để các Thành viên có thể liên tục cố gắng đạt được sự cân bằng trong hệ thống bản quyền thông qua, trong số những nội dung khác, những ngoại lệ và hạn chế – bao gồm cả những nội dung trong môi trường số – để phục vụ những mục đích chính đáng, như phê bình, góp ý, báo cáo tin tức, dạy học, học bổng, và nghiên cứu. Chương này yêu cầu các Thành viên phải thông qua hoặc duy trì một khung khổ về vùng an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các nghĩa vụ này không cho phép các Thành viên tạo ra các vùng an toàn ngẫu nhiên để giám sát hệ thống của các IPS tìm kiếm nội dung vi phạm.

Chương này yêu cầu các Thành viên TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ngừa việc sử dụng sai các bí mật thương mại, và xây dựng các quy trình thủ tục và xử phạt hình sự đối với tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả trộm cắp qua mạng”.

Theo như các quy định được nêu trong hiệp định, quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thắt chặt đồng nghĩa với việc quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Do đó, cần thiết phải đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trường. Đối với Việt Nam, việc tham gia Hiệp định đi kèm với lợi ích là những lo toan về chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chủ động, tỉnh táo để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn ai hết, cần “thức tỉnh” trong việc đăng ký và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ nêu trên, để chiến thắng ít nhất là trên sân nhà.

Liên hệ 0978938505 (Mr.Tiên) để được tư vấn trực tuyến!!!

Facebook messengerFacebook messenger