Các tác giả lên tiếng đòi quyền lợi tại cuộc họp của WIPO

Các tác giả lên tiếng đòi quyền lợi tại cuộc họp của WIPO

Hai vấn đề mới liên quan đến quyền lợi của các tác giả có vẻ đã làm nóng lên cuộc họp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO tuần qua.

Cuộc họp lần thứ 31 của WIPO về quyền tác giả và quyền liên quan được tổ chức từ ngày 7 đến 11 tháng 12 năm nay tập trung thảo luận về hai vấn đề chính:

Các tác giả lên tiếng đòi quyền lợi tại cuộc họp của WIPO
Ảnh minh họa

Kêu gọi việc minh bạch trong chia sẻ quyền tác giả

Đây là nội dung được đưa ra bởi đoàn đến từ các quốc gia Nam Mỹ và Caribean, đòi hỏi một biện pháp chung thống nhất đối với vấn đề quyền tác giả trong thế giới số trước sự dang dở của “Hiệp ước về internet của WIPO” năm 1996. Bản đề nghị cũng nói về việc ngày càng có nhiều các công ty kinh doanh các nội dung quyền tác giả được số hóa, đòi hỏi phải có sự quản lý không phải ở mức độ từng quốc gia mà phải trên phạm vi toàn cầu, theo đó có 3 công việc cần thực hiện:

Một là các quốc gia WIPO cần phân tích và thảo luận một khuôn khổ pháp lý đối với trường hợp tác phẩm được bảo hộ có thể sử dụng trên nhiều thiết bị điện tử khác nhau.

Hai là thảo luận về việc quản lý hoạt động của các công ty cung cấp nội dung số về cách thức cấp phép sử dụng bản quyền cũng như cách thức chi trả thù lao cho tác giả.

Ba là thảo luận về các vấn đề khác có liên quan hoặc phát sinh từ vấn đề trên.

Nội dung này được sự chú ý của rất nhiều các quốc gia, đa số đều thống nhất rằng các quy định về quyền tác giả hiện đã không còn phù hợp khi các tác phẩm số hóa được sử dụng và phát tán rộng rãi nhưng thù lao cho tác giả lại không được chi trả một cách xứng đáng.

Quyền liên quan cần gắn liền với việc đem lại lợi ích cho tác giả

Senegal và Congo đưa ra vấn đề về quyền tái chuyển nhượng, cho rằng các tác giả cũng cần được trả thù lao trong trường hợp tác phẩm của họ được tái chuyển nhượng bởi các bên thứ ba, ví dụ trường hợp trung tâm bán đấu giá khi họ bán lại các tác phẩm nghệ thuật.

Hiện tại các thị trường mua bán tác phẩm nghệ thuật đang dần hình thành tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc lại không ghi nhận quyền tái chuyển nhượng cho tác giả. Và quyền của tác giả chỉ có thể được bảo đảm khi tác phẩm được bán lại khi có một hệ thống ghi nhận các hoạt động chuyển nhượng tác phẩm nghệ thuật trên toàn cầu. Các ý kiến cho rằng cùng lúc các tác giả có thể chết trong nghèo khó trong khi tác phẩm của họ được mua bán qua lại và làm giàu cho những người khác.

Facebook messengerFacebook messenger