Thủ tục và các bước đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tác giả

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo nên. Quyền tác giả được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Chế định về quyền tác giả ngày càng có vai trò quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác quốc tế, khi các loại hình tác phẩm được bảo hộ đều có dấu hiệu bị xâm phạm nghiêm trọng, từ đó nhận thấy thủ tục đăng ký bản quyền tác giả phải được chú trọng.
Pháp luật Việt Nam quy định về căn cứ phát sinh quyền tác giả là khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định, không phân biệt đã công bố hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký, có nghĩa không cần đăng ký thì tác phẩm vẫn được bảo hộ. Dựa vào quy định này, nhiều tác giả có tâm lý thụ động, không coi trọng giá trị của việc tiến hành đăng ký tác phẩm để được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận.
Đứng trước thực tế và sứ mệnh về việc bảo vệ quyền và lợi ích cho tác giả, NaciLaw khuyến nghị cần tiến hành việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho các công trình sáng tạo của mình. Về cơ bản, việc bảo hộ này vừa ghi nhận quyền tác giả vừa là căn cứ để chứng minh tư cách chủ sở hữu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả được thực hiện tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Bằng việc tự mình hoặc thông qua Đại diện quyền tác giả/quyền liên quan nộp hồ sơ đăng ký.
Thời gian đăng ký quyền tác giả được NaciLaw thực hiện trong vòng 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ từ phía Khách Hàng.
Tùy thuộc vào loại hình tác phẩm cụ thể mà hồ sơ đăng ký sẽ có các tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, NaciLaw giới thiệu một số tài liệu mang tính bắt buộc như sau:
– Tác phẩm đăng ký (Số lượng: 02);
– Tài liệu chứng minh cơ sở phát sinh quyền tác giả (số lượng: 01);
– Thông tin tác giả/đồng tác giả;
– Thông tin về chủ sở hữu;

Đăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền tác giả

04 Bước để đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm

Một tác phẩm ra đời mang tâm huyết và tình cảm của bản thân tác giả, do đó việc được công nhận và bảo hộ đối với tác phẩm thực sự có ý nghĩa vô cùng lớn. Ở Việt Nam, bất cứ đâu cũng có thể thấy tình trạng sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ của người khác một cách ngang nhiên trong khi bản thân tác giả lại chưa chú trọng đến các biện pháp phòng ngừa hoặc ngăn chặn các hành vi này.
Hiện nay, có rất nhiểu tranh chấp xoay quanh câu chuyện về bản quyền vẫn chưa có hồi kết, vấn đề chứng minh ai có quyền hay không có quyền đối với một tác phẩm trở nên đau đầu vì việc chứng minh này còn nhiều điểm chưa thật rõ ràng như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác.
Pháp luật quy định về việc không cần đăng ký cũng được bảo hộ, vậy thì câu chuyện bảo hộ ở đây có quan trọng hay không? Nếu nhận thức đầy đủ về việc đăng ký bản quyền là quan trọng thì việc xâm phạm đã không thể xảy ra dễ dàng.
Do đó, mọi cá nhân/tổ chức sở hữu quyền tác giả cần tiến hành thủ tục đăng ký này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.

Các bước để tiến hành đăng ký như sau:

Bước 1: Xem xét một cách khách quan và toàn diện tác phẩm, đánh giá tính khả thi của tác phẩm.
Thực tế việc xem xét này mang tính chủ quan phần nhiều, bởi lẽ khi sáng tạo nên bất cứ một tác phẩm gì thì người tác giả là người nắm rõ nhất các đặc điểm trong tác phẩm có sao chép hay vi phạm quyền của bất cứ ai không. Sở dĩ có bước này là do Cục bản quyền không xem xét đến nội dung tác phẩm mà chỉ ghi nhận quyền của tác giả. Trong trường hợp tác phẩm có xảy ra tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh thuộc về tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.
Bước 2: Phân loại tác phẩm đăng ký
Các tác phẩm được bảo hộ khi thuộc một trong những loại hình tác phẩm được quy định tại Điều 14 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
Bước 3: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam.
Việc soạn thảo hồ sơ khá quan trọng, tùy thuộc vào loại hình tác phẩm cụ thể mà hồ sơ đăng ký sẽ có các tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, NaciLaw giới thiệu một số tài liệu mang tính bắt buộc như sau:
– Tác phẩm đăng ký (Số lượng: 02);
– Tài liệu chứng minh cơ sở phát sinh quyền tác giả (số lượng: 01);
– Thông tin tác giả/đồng tác giả;
– Thông tin về chủ sở hữu;
Thủ tục đăng ký quyền tác giả được thực hiện tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Bằng việc tự mình hoặc thông qua Đại diện quyền tác giả/quyền liên quan nộp hồ sơ đăng ký.
Bước 4: Nhận Giấy Chứng nhận bản quyền tác giả.
Nếu hồ sơ được soạn thảo đúng và đầy đủ các tài liệu thì thời gian thông thường để được Cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả là 15-20 ngày làm việc. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận để sai/hoặc thiếu bất cứ thông tin nào thì thời gian làm việc được tính lại từ đầu kể từ ngày nộp hồ sơ bổ sung.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, xin vui lòng liên hệ Naci Law (hotline: 0978938505) để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Facebook messengerFacebook messenger