Quy trình, hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền- Luật Quốc Dân

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Nhãn hiệu có lẽ là một thuật ngữ pháp lý ít thông dụng đối với những chủ thể kinh doanh, bởi lẽ, trên thực tế người ta thường sử dụng nhãn hiệu với những tên gọi như: bản quyền thương hiệu, logo, thương hiệu,… Bởi lẽ, nhãn hiệu là một đối tượng đặc thù của luật sở hữu trí tuệ nên hiểu biết của các cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng chưa nhiều.

Có thể hiểu một cách đơn giản, nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người này và người khác. Một ví dụ điển hình của nhãn hiệu là: hai công ty kinh doanh nước ngọt có ga, môt công ty sử dụng nhãn hiệu Coca Cola, một công ty sử dụng nhãn hiệu Pepsi, việc sử dụng hai nhãn hiệu khác nhau như vậy sẽ giúp người tiêu dung nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau.

Như vậy, nhãn hiệu là một trong những yếu tố bắt buộc cần được gắn với hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dung có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ khác nhau. Hầu hết, các thương nhân đều sử dụng cho mình ít nhất một nhãn hiệu, từ đó sẽ giúp các thương nhân gây dựng cho mình một thương hiệu vững mạnh và được đông đảo người tiêu dung biết đến. Ví dụ: Nhãn hiệu Chanel của Công ty Chanel được sử dụng cho tất cả các hàng hóa của mình; Tập đoàn đa quốc gia Unilever sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho hàng hóa khác nhau, chẳng hạn: nhãn hiệu Omo cho xà phòng giặt, nhãn hiệu P/S cho kem đánh răng, nhãn hiệu Clear cho dầu gội đầu,…

Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu rằng việc sử dụng nhãn hiệu nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có phải hành vi phạm pháp không? Luật Quốc Dân xin được trả lời: việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành không phải hành vi phạm pháp luật. Việc sử dụng nhãn hiệu chỉ được coi là hành vi phạm pháp khi thương nhân sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ và hành vi này gây ra thiệt hại lớn (được quy định trong Bộ luật hình sự). Điển hình của việc sử dụng nhãn hiệu trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn được coi là hành vi vi phạm pháp luật chính là việc sản xuất hàng giả, hàng nhái.

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu nắm được độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu. Do vậy, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì chủ sở hữu của nhãn hiệu đều có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại, yêu cầu xin lỗi công khai. Việc các thương nhân sử dụng nhãn hiệu trên thực tế một cách ngay thẳng, trung thực, không xâm phạm tới nhãn hiệu của người khác thì thương nhân này vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, tuy nhiên nếu có chủ thể khác xâm phạm tới nhãn hiệu của họ thì họ không thể xử lý theo quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu. Mặt khác, nếu một chủ thể khác đăng ký một nhãn hiệu đã được sử dụng, chủ thể đã sử dụng nhãn hiệu này có nguy cơ mất trắng nhãn hiệu của mình và phải chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu vì pháp luật Việt Nam quy định căn cứ phát sinh quyền đối với nhãn hiệu là dựa trên cơ sở đăng ký.

Đăng ký nhãn hiệu/Đăng ký độc quyền nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu đối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và đôi khi là một việc mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, bởi lẽ một thương hiệu mà doanh nghiệp đã gây dựng có thể mất trắng khi chủ thể khác đã đăng ký nhãn hiệu của mình và được cấp bằng. Có thể kể đến việc tập đoàn cà phê Trung Nguyên bị mất trắng thương hiệu tại Hoa Kỹ khi Tập đoàn này phát triển thương hiệu tại Hoa Kỳ nhưng không đăng ký nhãn hiệu, để một doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ đăng ký trước.

Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục pháp lý, trong đó người nộp đơn cần cung cấp các tài liệu cần thiết và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu giống như việc khai sinh cho một đứa trẻ, giúp nhãn hiệu được thừa nhận hợp pháp và được bảo vệ tối ưu.

Đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các phương thức:

  • Nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Việc nộp đơn tại Cục SHTT có thể được thực hiện dễ dàng đối với các Chủ đơn ở gần Cục SHTT, chẳng hạn Chủ đơn sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội. Đối với các chủ đơn ở xa, việc nộp đơn trực tiếp tại Cục SHTT là tương đối khó khăn.

  • Nộp đơn qua bưu điện

Nộp đơn tại bưu điện là một hình thức khá phổ biến vì hầu như các chủ đơn đều ở xa Cục SHTT và không thể nộp trực tiếp được. Tuy nhiên, việc nộp đơn và nhận các giấy tờ, công văn thông qua đường bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn việc nộp, nhận hồ sơ trực tiếp và các giấy tờ có thể mất mát hoặc thất lạc qua đường bưu điện. Nhiều trường hợp Chủ đơn bị thất lạc hồ sơ, không nộp được phí cấp VBBH đúng hạn mà nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

  • Nộp đơn qua thư điện tử

Phương thức nộp đơn qua thư điện tử là một phương thức nộp đơn mới, tiến bộ, tuy nhiên việc nộp đơn online vẫn yêu cầu người nộp đơn phải nộp bản cứng của hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần có những hồ sơ sau:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ)

Tờ khai nhãn hiệu bao gồm thông tin về Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu (Họ tên chủ đơn đối với cá nhân, hoặc tên doanh nghiệp đối với tổ chức và địa chỉ của họ, cần lưu ý địa chỉ của chủ đơn là cá nhân phải cụ thể và chi tiết đến số nhà hoặc số phòng nếu chủ đơn ở trong chung cư).

Tờ khai cần phải được đánh máy trên tất cả các trang và với tất cả nội dung, dưới mỗi tờ khai cần phải được chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn ký tên và phải được đánh số la mã trên từng trang.

Trên tờ khai, người nộp đơn cần mô tả mẫu nhãn hiệu một cách đầy đủ và chính xác với ý nghĩa của từ ngữ xuất hiện trong nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu là chữ tiếng nước ngoài), đối với nhãn hiệu có phần chữ tiếng Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, Nhật Bản,… cần có phiên âm ra tiếng Việt. Màu sắc trên phần mô tả nhãn hiệu cần thống nhất với màu sắc trên mẫu nhãn hiệu nộp kèm theo tờ khai.

+ Mẫu nhãn hiệu (mẫu nhãn phải được in trên tờ khai và nộp kèm theo tờ khai)

Mẫu nhãn hiệu được thể hiện với kích thước không lớn hơn 8*8 cm và không nhỏ hơn 3*3cm. Mẫu nhãn hiệu phải được thể hiện bằng màu mực không phai và phải rõ nét.

+ Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký)

Trong trường hợp Chủ đơn ủy quyền cho người khác nộp đơn, Chủ đơn cần phải soạn giấy ủy quyền với các nội dung cơ bản như thông tin cá nhân về bên ủy quyền và bên được ủy quyền, nội dung việc ủy quyền, thời hạn ủy quyền và bên ủy quyền phải ký vào giấy ủy quyền

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam có thể tóm lược như sau:

Việc đăng ký bao gồm 03 giai đoạn, đó là giai đoạn thẩm định hình thức, giai đoạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu và giai đoạn thẩm định nội dung.

+ Giai đoạn thẩm định hình thức là giai đoạn được diễn ra trong vòng 01 tháng, giai đoạn này bắt đầu từ việc chủ thể nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT và kết thúc khi đơn đăng ký có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Quyết định từ chối chấp nhận đơn. Giai đoạn thẩm định hình thức có mục đích kiểm tra các tài liệu nộp trong đơn có hợp lệ và đầy đủ hay không.

+ Giai đoạn công bố đơn là giai đoạn diễn ra sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ 02 tháng. Giai đoạn công bố đơn có mục đích công khai đơn đăng ký nhãn hiệu để các bên thứ ba có thể nắm được tình trạng của đơn và có thể đưa ra ý kiến phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký nhãn hiệu.

+ Giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất của việc đăng ký nhãn hiệu, đó chính là thẩm định nội dung. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 09 tháng kể từ thời điểm đơn đăng ký được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Mục đích của giai đoạn thẩm định nội dung là đánh giá xem nhãn hiệu có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không. Trong giai đoạn thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu và so sánh với các nhãn hiệu đối chứng để đưa ra Công văn dự định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Công văn dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong giai đoạn này, việc trả lời Công văn dự định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng, bởi lẽ việc trả lời công văn sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là một công việc tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực tế lại không hề dễ dàng. Bởi lẽ, quy trình đăng ký nhãn hiệu không quá phức tạp nhưng nội dung của việc đăng ký nhãn hiệu lại rất khó khăn, đòi hỏi tính chuyên môn cao, đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ mới có thể thực hiện được. Vì vậy, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chính là tổ chức có trình độ chuyên môn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tư vấn về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu.

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn với các cá nhân và doanh nghiệp nếu như có sự giúp đỡ từ đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp và Luật Quốc Dân – tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà Luật Quốc Dân cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký độc quyền nhãn hiệu bao gồm: (01) Dịch vụ tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu; (02) Dịch vụ soạn hồ sơ, đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT; (03) Dịch vụ theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu và trả lời các công văn của Cục SHTT; (04) Dịch vụ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và tư vấn về li-xăng, nhượng quyền thương mại.

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Quy trình đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu chính thức nhãn hiệu (Không bắt buộc): Giảm thiểu rủi ro khi tiến hành đăng ký, đồng thời có những phương án thích hợp, giảm thiểu các chi phí, thời gian khi nhãn hiệu đã bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn. Thời gian tra cứu: 03 – 05 ngày làm việc.

Bước 2: Soạn thảo và nộp đơn Sau khi nhận được xác nhận các thông tin từ phía Quý Khách Hàng, Chúng tôi sẽ tiến hành nộp đơn trong vòng 24h làm việc.

Bước 3: Gửi thông báo nộp đơn: Sau khi tiến hành nộp đơn, sẽ có biên nhận đơn từ Cục SHTT ghi nhận các thông tin nộp đơn và số đơn.

Bước 4: Gửi thông báo thẩm định hình thức: Sau 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 5: Gửi thông báo thẩm định nội dung: Sau 14 – 16 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ từ Cục SHTT, sẽ có kết quả thẩm định về mặt nội dung nêu rõ nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Trải qua quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu kéo dài 01 năm theo quy định của pháp luật (trên thực tế có thể kéo dài tới 02 năm), Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một Chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu mà mình được bảo hộ. Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm thông tin về tên và địa chỉ của chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Mẫu nhãn hiệu và nhóm hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được bảo hộ. Kèm theo đó là thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ, số lần nhãn hiệu được gia hạn và các thông tin liên quan tới việc chuyển nhượng, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng trong các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, bởi lẽ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là cơ sở phát sinh quyền đối với nhãn hiệu. Trong các vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, Chủ thể sở hữu nhãn hiệu không cần đưa ra chứng cứ để chứng minh việc mình thiết lập các quyền của đối với nhãn hiệu như nào hay chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu diễn ra được bao nhiêu lâu mà chỉ cần cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ thể yêu cầu Hủy Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải có nghĩa vụ chứng minh nhãn hiệu không đáp ứng được điều kiện cấp văn bằng bảo hộ để hủy hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền li-xăng nhãn hiệu của mình cho người khác thu một khoản lợi nhuận hoặc sử dụng nhãn hiệu như một đối tượng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, xin vui lòng liên hệ Luật Quốc Dân (hotline: 0978938505) để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Facebook messengerFacebook messenger