ASANZO có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO hay không?

ASANZO có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO hay không?

Bàn về vấn đề sử dụng nhãn hiệu “ASANZO” của Công ty cổ phần điện tử ASanzo Việt Nam. Hiện nay, vụ việc ASANZO đang bị nghi vấn là hàng Trung Quốc nhưng “đội lốt” hàng Việt Nam đang là vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên, phạm vi bài viết này chỉ nêu quan điểm về vấn đề sử dụng nhãn hiệu của ASANZO mà không bàn đến “xuất xứ” sản phẩm.

Sơ lược một vài thông tin liên quan đến nhãn hiệu ASANZO và ASANO:

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phươg được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 107919 vào ngày 25/08/2008 cho nhãn hiệu ASANO với các sản phẩm dưới đây:

Tình trạng nhãn hiệu ASANO được trích trên cổng thông tin online Cục SHTT:

Trong khi đó, Công ty cổ phần điện tử ASANZO Việt Nam được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221067 vào ngày 07/03/2014 và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 305721 vào ngày 20/09/2018 cho nhãn hiệu ASANZO với các sản phẩm, dịch vụ dưới đây:

Tình trạng nhãn hiệu ASANZO được trích trên cổng thông tin online Cục SHTT:

ASANZO 01 hinh

asanzo 02

Bản án của Tòa án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật. Điều này có thể hiểu rằng Tòa án nhân dân đã căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ để hủy bỏ Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cho ASANZO.

Dựa vào những thông tin ở trên, chúng ta thấy rằng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ASANZO. Vậy có thể được hiểu rằng: nhãn hiệu ASANZO có khả năng phân biệt với nhãn hiệu ASANO.

Trong khi đó, Tòa án tuyên hành vi sử dụng nhãn hiệu ASANZO là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO theo điểm c khoản 1 Điều 129 Luật SHTT: “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”.

Rõ ràng trong trường hợp này, việc ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu ASANZO của Cục SHTT sẽ gây tranh cãi lớn vì theo đánh giá chung về khả năng phân biệt của người tiêu dùng, nhãn hiệu ASANZO được đánh giá gây tương tự nhầm lẫn với nhãn hiệu ASANO về cấu tạo, cách phát âm cũng như hình thức thể hiện. Nếu là chuyên viên tư vấn sở hữu trí tuệ cho ASANZO Tôi sẽ không khuyến khích họ sử dụng dấu hiệu này và đưa ra những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Qua vụ việc trên, Chúng ta cần tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và các cách thức thẩm tra, tra cứu các yêu cầu bảo hộ. Nếu là chuyên viên tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nói chung cũng như ASANZO nói riêng thì cần đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu một cách chính xác, đồng thời phải đưa ra những rủi ro và biện pháp kèm theo nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho sản phẩm trùng, tương tự gây nhầm lẫn của bên thứ ba khác. Từ đó, tránh trường hợp doanh nghiệp tốn hàng trăm triệu để chạy quảng cáo, gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, giấy tờ giao dịch,… và rồi nhận được kết quả nhãn hiệu của mình xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu của một bên khác đang được bảo hộ.

Và cuối cùng, việc đưa ra nhãn hiệu có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác ngoài việc bảo vệ chính doanh nghiệp thì còn bảo vệ người tiêu dùng. Tránh trường hợp chính người tiêu dùng hiểu không đúng, không đủ về nhãn hiệu và sản phẩm.

Để đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng gửi thông tin chi tiết (nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ dự định bảo hộ) vào email: info@nacilaw.com; đội ngũ chuyên viên Phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Naci Law sẽ tư vấn, đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp.

                                            “HTT – Chuyên viên phòng sở hữu trí tuệ thuộc Naci Law”

Trả lời

Facebook messengerFacebook messenger